Hệ thống điều hòa trên ô tô có tác dụng làm mát và lọc sạch không khí trong xe. Nếu nắm rõ những hỏng hóc thường gặp, cách sử dụng cũng như bảo dưỡng, bạn sẽ tiết kiệm nhiều thời gian và tiền bạc cho việc sửa chữa điều hòa.
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống điều hòa trên xe hơi
Khi chủ xe mở hệ thống điều hòa trên ô tô, chúng sẽ hoạt động theo quy trình sau: Đầu tiên, chất làm lạnh được nén ở nhiệt độ cao rồi chuyển đến bộ ngưng tụ (còn gọi là giàn nóng). Lúc này, chất làm lạnh được quạt hạ nhiệt, chuyển hóa thành dạng lỏng rồi di chuyển tới phin lọc trước khi phun vào dàn lạnh qua van tiết lưu. Sau đó, áp suất giảm đột ngột tại van tiết lưu khiến chất làm lạnh bốc hơi rồi chuyển đến giàn lạnh. Tại đây, chúng lấy nhiệt ở môi trường xung quanh nên khiến nhiệt độ giảm xuống, hơi lạnh sẽ được quạt gió thổi ra bên ngoài. Gió từ giàn lạnh có thể là gió ngoài, gió trong cabin hoặc cả hai.
“Kẻ thù” của điều hòa ô tô
Các chất bụi bẩn, ẩm ướt, không khí, cao su, dầu bôi trơn không đúng loại hay mảnh vỡ kim loại đều là “kẻ thù không đội trời chung” với điều hòa ô tô. Nguyên nhân do chúng cấu thành axit, gây tắc nghẽn và làm giảm hiệu suất hoạt động của điều hòa. Chỉ cần một bộ phận gặp va chạm hoặc hư hỏng là chúng ngay lập tức tấn công vào hệ thống điều hòa. Ngoài ra, việc sửa chữa và bảo dưỡng sai cách cũng là lý do khiến “kẻ thù” xâm nhập.
Những hư hỏng thường xuất hiện trên điều hòa ô tô
Xuất hiện mùi khó chịu
Khi hệ thống lọc gió bám nhiều bụi, rác bẩn hoặc côn trùng chết sẽ tạo ra mùi khó chịu trong ô tô. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy tháo lọc gió điều hòa, vệ sinh và thay thế, đồng thời kết hợp vệ sinh cả giàn lạnh với chi phí khá rẻ.
Thông thường, lọc gió điều hòa cần được thay thế sau 2 năm sử dụng hoặc sau khi lăn bánh 20.000 km.
Xem thêm: Khi nào cần thay dầu cho ô tô
Xem thêm: Khi nào cần thay dầu cho ô tô
Điều hòa kém mát
Có 2 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này: lượng gió thổi qua giàn lạnh không đủ và nhiệt độ giàn lạnh không đạt chuẩn. Với trường hợp đầu tiên, bạn nên kiểm tra lưới lọc điều hòa vì có khả năng lưới lọc bị tắc hay vật lạ lọt vào ống thông gió. Trường hợp thứ hai thì bạn cần tìm đến chuyên gia để “bắt bệnh” và sửa chữa.
Lúc mát lúc không
Hiện tượng này thường xuất hiện trên những mẫu ô tô đã sử dụng trong thời gian dài. Chủ yếu do giàn nóng điều hòa không làm mát tốt và bám nhiều bụi bẩn, hay quạt làm mát gặp trục trặc. Lúc này, bạn cần kiểm tra quạt làm mát, vệ sinh giàn nóng bằng chất chuyên dụng. Lưu ý, không phun nước quá mạnh vì lá tản nhiệt của giàn nóng rất mềm và mỏng.
Lạnh không sâu và bốc mùi gas
Rò rỉ giàn lạnh là lý do khiến điều hòa có mùi gas và lạnh không sâu. Vốn dĩ hệ thống điều hòa là chu trình khép kín, vì vậy chúng rất ít bị rò rỉ nếu không gặp sự cố nào đó. Tốt nhất bạn nên đem xe đến trung tâm uy tín để nhờ nhân viên kiểm tra và xử lý.
Liên tục đóng/ngắt
Thông thường, các công tắc và cảm biến là bộ phận điều khiển việc đóng/ngắt điều hòa ô tô. Khi áp suất gas vượt quá mức quy định, hệ thống cảm biến sẽ ngắt lý hợp lốc lạnh nhằm bảo vệ các chi tiết trong hệ thống. Lỗi này khá khó cho những người không chuyên, do đó bạn nên mang xe đến dịch vụ uy tín để được tư vấn, khắc phục.
Bài viết khác: 600 triệu nên mua xe gì?
Bài viết khác: 600 triệu nên mua xe gì?
Bám băng trong hệ thống điều hòa
Áp suất trong bình chứa sẽ giảm mạnh khi máy điều hòa thiếu gas lạnh, khiến nhiệt độ sôi của gas giảm. Ở nhiệt độ thấp, gas lạnh bốc hơi hạ nhiệt độ của giàn xuống thấp hơn nhiệt độ ngưng tụ của nước. Theo đó, hơi nước trong không khí thổi qua giàn bị đóng băng tại các khe hở và bề mặt ống, gây nên nhiều hư hỏng khác.
Với lỗi này, bạn chỉ cần thay gas lạnh kịp thời, đúng loại và đảm bảo chất lượng để hệ thống hoạt động ổn định.
Nguồn: Tổng hợp
0 nhận xét: